fbpx

Trang chủ / Tin tức / Tin chuyên ngành / Cầu Trục Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng Trong Công Trình

Cầu Trục Là Gì? Phân Loại Và Ứng Dụng Trong Công Trình

Tin chuyên ngành - 24/06/2022

Hoạt động của các nhà máy xí nghiệp thường có tính quy mô lớn. Do đó, việc sử dụng thêm các thiết bị, máy móc hỗ trợ quy trình sản xuất là việc làm cần thiết và được nhiều doanh nghiệp quan tâm. Trong đó, cầu trục là thiết bị khá phổ biến, xuất hiện tại nhiều nhà xưởng nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng hiểu và nắm rõ về loại thiết bị này. Vậy cầu trục là gì? Có những loại cầu trục nào? Trong bài viết dưới đây, Pebsteel xin chia sẻ những thông tin tổng quát nhất về cầu trục để quý doanh nghiệp tham khảo.

Cầu trục, cổng trục mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất
Cầu trục, cổng trục mang lại nhiều lợi ích cho hoạt động sản xuất (Nguồn: Internet)

1. Cầu trục là gì?   

Cầu trục và cổng trục là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn bởi chúng khá giống nhau. Đa số mọi người sẽ quen thuộc hơn với cổng trục bởi nó thường được sử dụng ngoài trời. Thiết bị này thường hay dùng tại các công trường, có công dụng nâng, đỡ, di chuyển các loại nguyên vật liệu, bê tông

Cầu trục cũng có công dụng gần như tương tự với cổng trục. Tuy nhiên, điểm khác biệt lớn nhất là thiết bị này chỉ sử dụng để di chuyển hàng hóa bên trong nhà máy, công xưởng. 

Định nghĩa cụ thể thì cầu trục là thiết bị nâng hạ gồm hai chuyển động chính là ngang và dọc theo thiết kế không gian làm việc của công xưởng. Thiết bị này hoạt động trên hệ dầm đỡ. Vị trí lắp đặt ở trên cao của nhà xưởng với sức nâng từ 1 – 500 tấn. Vì thế nó có thể dễ dàng bốc, xếp nhiều loại hàng hóa, vật liệu nặng và cồng kềnh.

2. Phân loại cầu trục

Trên thị trường có nhiều loại cầu trục để doanh nghiệp cân nhắc lựa chọn theo nhu cầu và đặc thù sản xuất. Cách thức phân loại khá đa dạng, có thể chia theo một số tiêu chí như sau:

  • Phân loại theo chủng loại:
  • Cầu trục dầm đơn
  • Cầu trục dầm đôi.
  • Phân loại theo dẫn động cơ động:
  • Cầu trục dẫn động bằng điện: cơ cấu dẫn động thông qua động cơ điện (Palăng cáp điện, palang xích điện…)
  • Cầu trục dẫn động bằng tay: cơ cấu dẫn động nhờ hệ thống tời kéo tay (hệ thống đĩa xích kéo tay…)
  • Phân loại theo kết cấu dầm
  • Kết cấu dầm hộp.
  • Kết cấu dầm giàn.
  • Kết cấu một dầm chính (Dầm Treo)
  • Kết cấu hai dầm chính (Dầm Kép)
  • Phân loại theo môi trường sử dụng của cầu trục:
  • Cầu trục cho cẩu cảng: yêu cầu chịu được tải trọng lớn, có sức nâng hàng hóa nặng, cồng kềnh.
  • Cầu trục cho nhà máy thép, luyện kim: Yêu cầu chịu được nhiệt độ cao, chịu được môi trường khắc nghiệt.
  • Cầu trục phòng nổ: yêu cầu độ bền, chắc chắn, dùng trong môi trường dễ gây cháy nổ như nhà máy gas, hầm lò than.
  • Cầu trục dùng trong các nhà máy thủy điện.
  • Cầu trục dùng trong ngành công nghiệp nhẹ.
  • Cầu trục có cơ cấu chuyên dụng cho một số ngành đặc biệt: nam châm từ, gầu ngoạm.

3. Ứng dụng vượt trội của cầu trục

Ngày nay, cầu trục được sử dụng nhiều hơn trong các nhà máy, công xưởng. Thiết bị mang đến nhiều lợi ích cho hoạt động khai thác và sản xuất của doanh nghiệp. Cụ thể:

Tính linh hoạt, dễ điều chỉnh

Một trong những ưu thế nổi bật nhất của cầu trục là khả năng hoạt động tại nhiều vị trí khác nhau theo phương ngang và dọc. Tùy theo nhu cầu sử dụng, chủ đầu tư có thể điều chỉnh, thay đổi vị trí của thiết bị mà không làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc.

Tính hiệu quả, mang lại năng suất cao

Các nhà máy thường có quy mô hoạt động lớn. Nếu chỉ sử dụng nhân công, năng suất đạt được là khá thấp. Việc ứng dụng cầu trục làm công cụ hỗ trợ lao động sẽ cải thiện đáng kể quá trình sản xuất. Đặc biệt, không gian nhà xưởng thường có nhiều vật cản, đồ dùng trên mặt đất. Nên việc sử dụng cầu trục sẽ tiện lợi hơn cho quá trình di chuyển vật nặng, thao tác thực hiện nhanh, ít gây hư hại cho hàng hóa.

Tính kinh tế

Chi phí của cầu trục tuy không phải là một con số nhỏ. Nhưng nếu so sánh giữa giá thành thiết bị với chi phí nhân công bỏ ra để thực hiện việc chuyển đồ thì doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một khoản đáng kể. Cầu trục có thể thay thế cho một lượng lớn nhân lực, một phần các thiết bị vận tải như xe nâng, xe tải hàng… Thao tác nhanh, tiết kiệm thời gian và quy trình thực hiện, giúp doanh nghiệp gia tăng sản xuất. Bên cạnh đó, thiết bị còn có tuổi thọ lâu năm, chi phí bảo dưỡng lại thấp. Vậy nên, sử dụng cầu trục là giải pháp vừa mang tính hiệu quả và vừa mang tính kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Sử dụng cầu trục giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí
Sử dụng cầu trục giúp doanh nghiệp tiết kiệm nhiều chi phí (Nguồn: pebsteel)

Tính an toàn

Các hàng hóa, vật dụng trong nhà xưởng thường khá cồng kềnh. Quá trình di chuyển dễ gây hỏng hóc, đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy hiểm cho người lao động. Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc sử dụng cầu trục để đảm bảo an toàn cho công tác sản xuất.

Với những ưu điểm nổi bật như vậy, có thể thấy cầu trục có phạm vi ứng dụng rất đa dạng. Trên thực tế, đa số các ngành hàng hiện nay từ lắp ráp ô tô, gia công cơ khí, in ấn, may mặc… đều có nhu cầu di chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu nặng, cồng kềnh. Theo đó, cầu trục đều có thể đưa vào áp dụng tại nhà máy của những ngành nghề này, hỗ trợ lao động và nâng cao năng suất cho doanh nghiệp.

4. Một số hệ thống cầu trục trong các công trình của Pebsteel

Là đơn vị tiên phong trong xây dựng nhà công nghiệp tiền chế và kết cấu thép, Pebsteel nhận thấy rõ những lợi ích tối ưu khi lắp đặt cầu trục. Bởi vậy trong nhiều công trình, đơn vị đã áp dụng đưa thiết bị vào lắp đặt, đem lại hiệu quả sử dụng cao. Tuy nhiên, nếu việc trang bị hệ thống cầu trục không được cân nhắc ngay từ đầu, đặc biệt là trong nhà thép tiền chế, sẽ gây nên nhiều bất tiện, gây lãng phí và làm giảm hiệu quả hoạt động của thiết bị. Vì thế chủ đầu tư cần có những tính toán kỹ lưỡng ngay từ những khâu xây dựng đầu tiên.

Pebsteel sẵn sàng là đơn vị đồng hành cùng quý doanh nghiệp, mang đến những nhà máy, nhà công nghiệp hoàn thiện và phù hợp nhất. Với thâm niên hơn 25 năm hoạt động, cùng đội ngũ kỹ sư giàu kinh nghiệm, chúng tôi am hiểu và nắm vững những tiêu chí, yêu cầu cần đảm bảo trong từng khâu xây dựng. Vì thế quý doanh nghiệp có thể an tâm và tin tưởng lựa chọn các dịch vụ tại Pebsteel.

Thông tin về chi phí khi cần trang bị hệ thống cầu trục trong nhà thép tiền chế bao gồm:

  • (1) Gia cố, tăng sức tải cho hệ khung chính
  • (2) Cung cấp dầm biên cầu trục và giá đỡ dầm
  • (3) Cung cấp và lắp đặt ray cầu trục
  • (4) Cung cấp, lắp đặt và vận hành hệ thống cầu trục

Trong đó, Pebsteel đảm nhiệm thực hiện các hạng mục (1) và (2). Hai hạng mục còn lại sẽ do đơn vị chuyên môn khác đảm nhiệm. Dưới đây là một số hệ thống cầu trục trong công trình của Pebsteel để quý doanh nghiệp tham khảo:

Cần tính toán kỹ lượng khi lắp đặt cầu trục trong nhà kết cấu thép
Cần tính toán kỹ lượng khi lắp đặt cầu trục trong nhà kết cấu thép (Nguồn: Pebsteel)
Thiết kế cầu trục trong nhà tiền chế thép của Pebsteel.
Thiết kế cầu trục trong nhà tiền chế thép của Pebsteel.

Trên đây là những thông tin liên quan đến cầu trục. Nếu vẫn còn những thắc mắc cần giải đáp và thiết kế thi công nhà khung thép dân dụng, quý doanh nghiệp vui lòng liên hệ đến email: [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn cụ thể.

LIÊN HỆ ĐÓNG
logo-switcher

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu