Hiện nay, thép sàn 1 lớp được ứng dụng nhiều trong đại đa số các công trình như các tòa nhà công nghiệp, thương mại hoặc dân dụng có khối lượng và tải trọng cao. Cùng Pebsteel tìm hiểu về kết cấu thép sàn 1 lớp cũng như cách bố trí chuẩn nhất trong bài viết sau đây.
Xem thêm: Nhà thép tiền chế là gì? Giá xây nhà tiền chế (Mới Nhất)
1. Kết cấu thép sàn 1 lớp là gì?
Thép sàn 1 lớp là lớp kết cấu có thể chịu lực trực tiếp, kết hợp giữa dầm và cột để đóng vai trò phần đỡ cho thép sàn. Phần dầm sẽ đảm nhận nhiệm vụ truyền tải trọng lực đến cột, trong khi đó cột cũng chịu trách nhiệm truyền tải tải trọng xuống phần móng của công trình.
Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng thép sàn 1 lớp cần phải được thiết kế và thi công đúng cách để đảm bảo tính an toàn và độ bền của công trình. Điều này bao gồm việc tính toán kỹ thuật, lựa chọn vật liệu, và tuân thủ các tiêu chuẩn xây dựng liên quan.
2. 2 cách bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp chuẩn nhất
Kết cấu thép là một trong những hạng mục quan trọng hàng đầu trong quá trình xây dựng. Bố trí kết cấu thép sàn 1 lớp đúng cách sẽ giúp đảm bảo tính bền vững và khả năng chịu lực cho các công trình. Sau khi trải qua nhiều nghiên cứu chuyên sâu, hiện nay có 2 cách bố trí thép sàn 1 lớp phổ biến nhất.
2.1. Thép sàn 1 phương (còn gọi là thép sàn bản dầm)
Cách bố trí kết cấu thép sàn này sẽ chỉ hoạt động theo 1 phương. Điều đó đồng nghĩa với việc tất cả tải trọng sẽ truyền xuống phần dầm theo phương vuông góc. Nguyên nhân tạo ra thép sàn 1 phương là bởi chiều dài của thép sàn quá chênh lệch, vì thế tải trọng công trình không được truyền toàn bộ đến dầm mà chỉ có thể truyền theo 1 phương. Bên cạnh đó, phần sàn cũng được gọi là thép sàn 1 phương trong trường hợp tỷ lệ chiều dài và chiều rộng của sàn lớn hơn 2.
2.2. Thép sàn 2 phương (còn gọi là thép sàn bản kê 4 cạnh)
Kết cấu thép sàn này hoạt động theo 2 phương, do đó tải trọng được truyền cho các dầm sẽ đồng đều hơn. Đối với thép sàn 2 phương, tỷ lệ chiều dài và chiều rộng được yêu cầu phải lớn hơn hoặc bằng 2. Thép sàn bản kê 4 cạnh được nhiều kỹ sư chọn lựa sử dụng trong quá trình thi công các công trình xây dựng có tải trọng dưới 1000kg/m2.
Hai phương pháp bố trí thép sàn 1 lớp trên được công nhận bởi đây là các phương pháp vừa an toàn lại vừa đơn giản. Dẫu vậy, để đảm bảo hiệu quả của các phương pháp được tối ưu, kỹ sư cần chú ý đến nội lực của từng loại thép sàn. Nếu như không thật sự chắc chắn về nội lực của mỗi phương pháp thì có thể tham khảo theo bảng đo truyền thống.
3. Thi công kết cấu thép sàn 1 lớp cần lưu ý những gì?
3.1. Thi công kết cấu thép sàn 1 lớp có an toàn không?
Ngày nay, đa số các nhà thầu xây dựng đều ưa chuộng sử dụng kết cấu thép sàn 1 lớp. Một trong các ưu điểm vượt trội của thép sàn 1 lớp là tỷ lệ cường độ trên tổng tải trọng công trình cao. Vì vậy, dù cấu trúc tải trọng có lớn thế nào đi nữa thì phần thép sàn vẫn nhẹ và nhỏ hơn khá nhiều khi so sánh với các vật liệu xây dựng khác.
Thép sàn còn đặc biệt ở chỗ sở hữu kết cấu cực kỳ linh hoạt, đồng thời dễ dàng chế tạo cũng như sản xuất hàng loạt. Không chỉ vậy, giá thành của thép sàn cũng phải chăng hơn so với các loại vật liệu khác. Thép sàn còn có độ bền cao, điều này đồng nghĩa với việc kết cấu này sẽ chịu được nhiều tác động từ môi trường. Nếu được thi công đúng chuẩn thì thép sàn 1 lớp có thể tồn tại lên đến hàng chục năm.
Thép sàn 1 lớp còn ghi điểm bởi khả năng thích ứng tốt. Trong nhiều công trình kiến trúc ngày nay, chủ thầu hoàn toàn có thể yêu cầu kỹ sư sửa đổi hoặc mở rộng. Đa phần việc mở rộng sẽ phải kết hợp với thiết kế ban đầu cũng như chi tiết xây dựng của công trình. Vì vậy, thép sàn với khả năng chịu được tải trọng lớn vẫn sẽ đáp ứng được nhu cầu của người dùng.
Tuy thép sàn 1 lớp có nhiều ưu điểm ưu việt trong xây dựng, kết cấu này vẫn tồn tại một vài khuyết điểm cần chú ý. Do là hợp kim của sắt nên thép sàn dễ bị ăn mòn theo thời gian. Vào những thời điểm nhiệt độ tăng cao, thép sàn cũng sẽ mất đi những tính chất vốn có và dễ bị giãn nở. Điều này sẽ gây ra những tác động xấu cho cấu trúc tổng thể của công trình xây dựng.
Về mức độ an toàn trong quá trình thi công thép sàn 1 lớp, nó sẽ tùy thuộc vào tải trọng và phần dầm của công trình. Nếu phần dầm đủ chắc chắn thì việc thi công thép sàn 1 lớp là hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên, với những công trình có nhiều tầng thì sẽ khó để áp dụng thép sàn 1 lớp bởi khi đó kết cấu này sẽ khiến phần móng và phần dầm trở nên yếu đi.
3.2. Những lưu ý khi thi công kết cấu thép sàn 1 lớp
Trong quá trình thi công thép sàn 1 lớp, cần phải lưu ý một số điểm để đảm bảo tính hiệu quả sau khi hoàn thiện của kết cấu:
- Xác định đúng vị trí nối và hình thức nối của thép sàn: Việc này giúp kỹ sư tính toán khả năng chịu tải trọng của công trình xây dựng, hạn chế nguy cơ phá hỏng cấu trúc ban đầu của kết cấu thép sàn.
- Phối hợp kết cấu thép sàn của bố trí dầm: Kỹ sư có thể cân nhắc phối hợp giữa kết cấu thép sàn và thiết kế gác mái, lắp đặt cùng với trang trí. Việc này sẽ giúp công trình không rơi vào tình huống phải lắp thêm, dẫn đến hư hại cho kết cấu thép.
- Không ứng dụng thép vuông hay thép rỗng: Các loại thép này chịu tải trọng không bằng thép đặc. Do đó nếu ứng dụng khi thi công thép sàn 1 lớp sẽ gây nguy hiểm trầm trọng trong quá trình xây dựng.
- Bố trí thép sàn một cách rõ ràng: Kỹ sư cần phải bố trí thép sàn và tính toán lực truyền tải một cách chính xác và rõ ràng. Bên cạnh đó, kỹ sư còn phải kiểm soát chặt chẽ độ rung cũng như tần số trong quá trình thi công sàn. Để bảo vệ cho sự an toàn của công trình, kiến trúc sư buộc phải loại bỏ sự tương tác giữa kết cấu thép sàn và hoạt động của con người.
- Dùng thép tiêu chuẩn khi thi công thép sàn: Các loại thép giòn, không đủ độ dẻo yêu cầu và độ cứng cao, đồng thời khá khó khăn trong việc cắt khoan, là những loại thép không đủ chuẩn. Không nên sử dụng những loại thép này vì sẽ không thể đảm bảo được độ an toàn và chắc chắn của kết cấu.
4. Kết luận
Trên đây là các thông tin về thép sàn 1 lớp, cách bố trí chuẩn nhất cũng như một số lưu ý trong quá trình thi công. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.