Nghiệm thu kết cấu thép là giai đoạn quyết định xem liệu chất lượng công trình có được bảo đảm để đưa vào hoạt động hay không. Ngày nay, việc nghiệm thu sẽ cần phải tuân thủ tuyệt đối theo các tiêu chuẩn hiện hành. Trong bài viết này, hãy cũng Pebsteel tìm hiểu các quy định, yêu cầu kỹ thuật của quy trình nghiệm thu kết cấu thép theo TCVN 170:2007 nhé!
Xem thêm: Tiêu Chuẩn Và Quy Trình Thiết Kế Nhà Xưởng Cơ Khí
1. Tiêu chuẩn nghiệm thu kết cấu thép
Các công trình kết cấu thép, nhất là công trình nhà thép tiền chế được hoàn thiện bằng cách lắp ghép nhiều cấu kiện, do đó toàn bộ các kết cấu thép có sự liên quan chặt chẽ với nhau. Việc tuân theo các tiêu chuẩn nghiệm thu là điều bắt buộc để đảm bảo chất lượng cũng như sự an toàn, bền bỉ cho công trình.
Xem thêm: Lắp Dựng Kết Cấu Thép, Nhà Thép Tiền Chế
Dưới đây là các tiêu chuẩn nghiệm thu kết cấu thép theo TCVN 170:2007:
- Trước khi được xuất xưởng, mọi kết cấu phải được cán bộ kỹ thuật của đơn vị chế tạo kiểm tra.
- Khi tiến hành nghiệm thu, các thông số của cấu kiện phải tuân thủ theo các yêu cầu của tiêu chuẩn này. Các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật áp dụng cho các cấu kiện cụ thể và các tài liệu thiết kế.
- Đối với kết cấu sản xuất hàng loạt, khối lượng, phương pháp và kế hoạch kiểm tra (bao gồm cả việc lựa chọn mẫu) phải được lập theo các tiêu chuẩn hoặc hướng dẫn kỹ thuật áp dụng cho từng kết cấu cụ thể.
- Trong trường hợp kết cấu sản xuất đơn lẻ và số lượng nhỏ, biện pháp và kế hoạch kiểm tra (bao gồm cả việc lựa chọn mẫu) phải được chỉ rõ trong các tài liệu thiết kế.
- Dựa trên yêu cầu về chất lượng của cấu kiện và các thông số của chế độ làm việc được quy định, việc kiểm tra đầu vào, kiểm tra chế tạo và kiểm tra nghiệm thu phải được thực hiện theo danh mục chỉ tiêu và các phép đo được thống kê trong bảng 1 dưới đây.
- Kết quả kiểm tra vật tư đầu vào, gia công chế tạo và kiểm tra nghiệm thu phải được ghi chép vào nhật ký kiểm tra kỹ thuật, các tài liệu thí nghiệm hoặc các tài liệu khác. Các thông số kết quả kiểm tra phải được ghi vào các tài liệu nêu trên và phải đáp ứng đúng với yêu cầu của tài liệu thiết kế cho kết cấu.
Bảng 1: Dạng và các thông số kiểm tra
Dạng kiểm tra | Các thông số kiểm tra hoặc chuẩn đoán |
1 | 2 |
1. Đầu vào | Thông tin về số lượng và thông số kỹ thuật của các chi tiết tổ hợp, vật tư đầu vào và phôi bao gồm các yếu tố sau đây: loại và mã thép, chủng loại và kích thước hình học, loại sơn, vật liệu hàn và chống ăn mòn; cũng như khối lượng gas cần thiết để hàn và cắt kim loại, và thông tin về loại bulông, đai ốc,… |
2. Chế tạo | Kích thước hình học của cữ, khuôn mẫu và các dụng cụ khác. |
Kích thước hình học của các chi tiết và phôi, bao gồm cả kích thước sau khi gia công cơ khí. | |
Tổ hợp cấu kiện hoặc chi tiết trước khi quá trình hàn. | |
Số lượng mối hàn và các mối liên kết bằng bulong. | |
Số lượng các chi tiết sản xuất rời trong một cấu kiện. | |
Kích thước hình học của cấu kiện. | |
Khối lượng chống ăn mòn, bao gồm cả quá trình chuẩn bị bề mặt sơn chống rỉ và các lớp phủ. | |
3. Nghiệm thu | |
3.1 Kiểm tra theo chu kỳ và thử nghiệm | Các thông số của các nguyên công công nghệ sản xuất. |
Kiểm tra tính ổn định của quy trình thi công và đảm bảo khối lượng công việc kiểm tra vật liệu đầu vào và kiểm tra trong quá trình thi công. | |
Thử kiểm tra tính lắp ráp của các kết cấu trên cơ sở tổ hợp | |
Khả năng chịu lực và độ cứng | |
3.2 Kiểm tra và bàn giao | Kiểm tra tính đầy đủ của các tài liệu kiểm tra đầu vào và tài liệu kiểm tra trong quá trình thi công, đồng thời đảm bảo sự tuân thủ của chúng theo các hướng dẫn và yêu cầu trong các tài liệu công nghệ. |
Đánh giá các thông số hình học của cấu kiện và xác định tác động của chúng đối với quá trình tổ hợp thiết bị. | |
Kiểm tra trực quan các cấu kiện. | |
Kiểm tra tổ hợp, bảo vệ chống ăn mòn, các mối hàn và các yêu cầu khác theo tiêu chuẩn, yêu cầu kỹ thuật và các tài liệu thiết kế khác. | |
Tổ hợp, ghi nhãn mác, đóng gói |
Ghi chú:
- Việc kiểm tra khả năng tổ hợp, khả năng chịu lực và độ cứng của cấu kiện cần phải thực hiện một cách nghiêm ngặt, đặc biệt khi chúng được quy định trong các tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật và tài liệu thiết kế áp dụng cho từng kết cấu cụ thể.
- Quá trình chuẩn đoán sẽ được thực hiện bằng cách quan sát từ bên ngoài để kiểm tra việc tuân thủ các yêu cầu của tiêu chuẩn, nhằm xác định vị trí có thể xuất hiện khuyết tật của cấu kiện.
Xem thêm: Quy Trình Sản Xuất Gia Công Kết Cấu Thép
2. Quy trình nghiệm thu kết cấu thép
Nhà thầu tổ chức quá trình nghiệm thu nội bộ và sau đó tạo phiếu yêu cầu nghiệm thu để gửi cho chủ đầu tư. Chủ đầu tư tiến hành nghiệm thu dựa trên phiếu yêu cầu từ nhà thầu. Các nội dung cần thực hiện trong quá trình nghiệm thu bao gồm:
- Xem xét các hồ sơ mà nhà thầu cung cấp để hỗ trợ quá trình nghiệm thu công việc.
- Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường hoặc tại xưởng sản xuất.
- Đánh giá sự phù hợp của chi tiết, bộ phận hoặc kết cấu so với thiết kế, tiêu chuẩn xây dựng và tài liệu hướng dẫn kỹ thuật.
- Khi nghiệm thu hoàn thành, cho phép tiến hành công việc tiếp theo.
Công việc nghiệm thu cần được ghi chép trong biên bản nghiệm thu. Những người tham gia trực tiếp vào quá trình nghiệm thu phải ký tên và ghi rõ thông tin cá nhân của họ trong biên bản nghiệm thu.
Xem thêm: Các Loại Thép Kết Cấu Phổ Biến Trong Xây Dựng
3. Kết luận
Trên đây là các tiêu chuẩn nghiệm thu kết cấu thép mới nhất trên cơ sở TCVN 170: 2007 và quy trình nghiệm thu. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.