Sau một thời gian dài vận hành, nhà xưởng hay nhà kho sẽ gặp phải một số vấn đề, trong đó phổ biến nhất là bị dột. Công trình bị dột khiến nước thấm vào bên trong, làm ảnh hưởng đến hàng hóa cũng như làm chậm tiến độ làm việc của công nhân. Hãy cùng Pebsteel tìm hiểu cách xử lý chống dột nhà xưởng hiệu quả và tiết kiệm trong bài viết sau đây.
Xem thêm: Lựa Chọn Tôn Mái Phù Hợp Với Nhà Xưởng Tiền Chế
1. Tìm hiểu nguyên nhân gây nên tình trạng thấm, dột ở nhà xưởng
Bởi vì Việt Nam thường xuyên phải đối mặt với mưa bão, điều này dễ dàng gây ảnh hưởng đến mái tôn của công trình. Do đó, việc gia cố mái tôn ngay từ đầu đầu bằng các biện pháp chống dột sẽ tăng cường độ bền và khả năng chịu đựng trước những tác động của thời tiết. Dưới đây là một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng dột trên mái tôn.
- Quá trình thi công lắp đặt mái tôn không đáp ứng được chất lượng yêu cầu.
- Lựa chọn mái tôn có chất lượng thấp dẫn đến tình trạng hư hỏng nhanh chóng.
- Mái tôn bị nước mưa ăn mòn khi sử dụng trong thời gian dài.
- Nước thấm vào thông qua các lỗ đinh vít trên tôn.
- Dột xảy ra do tràn sóng điểm tiếp giáp nối giao nhau của tấm tôn.
- Dột xuất hiện ở điểm tiếp giáp giữa hai mái tôn của hai căn nhà.
Xem thêm: Xu Hướng Xây Dựng Nhà Thép Tiền Chế Của Nhà Đầu Tư
2. Các cách xử lý chống dột nhà xưởng hiệu quả
2.1. Xử lý mái tôn bị thủng
Có rất nhiều trường hợp mái tôn bị thủng ở giữa tấm do việc thi công bắn vít mà không chú ý, hoặc trong quá trình vận chuyển và thi công, tôn bị va đập dẫn đến rỉ sét và làm thủng. Đối với những lỗ thủng nhỏ, quý khách hàng có thể sử dụng keo silicon hoặc màng chống dột tôn để dán và bịt lỗ thủng lại.
Đối với những lỗ thủng lớn từ 5cm đến 10cm, trước tiên cần vệ sinh bề mặt tôn tại vị trí thủng để đảm bảo sạch sẽ, nhờ đó keo có thể bám dính tốt hơn. Sau đó, sử dụng màng chống dột có kích thước lớn để dán lên vị trí đó. Màng này có tuổi thọ chỉ từ 1 đến 2 năm, tạm thời sẽ giúp ngăn thấm dột. Tuy nhiên, nếu muốn đảm bảo lâu dài, việc sử dụng miếng tôn nhỏ để bắn y vê hoặc dùng đinh vít dù để giữ cho tôn được cố định, sau đó tiến hành bắn keo quanh miếng tôn chống dột là biện pháp tốt nhất.
Xem thêm: 2 Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chi Phí Xây Dựng Nhà Xưởng Thép Tiền
2.2. Xử lý chống dột nhà xưởng ở các mối tiếp giáp
Các vị trí tôn chồng lên nhau và tiếp giáp được gọi là vị trí tiếp giáp sóng. Sau một thời gian tiếp xúc với mưa gió, các vị trí tiếp giáp này có thể bị bay lật hoặc bị lỏng đinh. Đồng thời, khi có mưa kèm gió mạnh, nước sẽ xâm nhập vào những vị trí gối sóng gây dột. Tuy nhiên, tình trạng này có thể được giải quyết dễ dàng bằng cách bắt vít lại những vị trí này và thêm keo để tăng độ chắc chắn.
Xem thêm: 6 Loại Mái Tôn Nhà Xưởng Phổ Biến Nhất 2023
2.3. Xử lý chống dột nhà xưởng ở vị trí tiếp giáp khe tường
Với trường hợp này, việc sử dụng hồ vữa xi măng để lấp kín khe hở tại vị trí tiếp giáp sẽ giúp ngăn chặn nước mưa chảy vào bên trong. Sử dụng băng keo chống dột mái tôn để dán lên vị trí tiếp giáp giữa hai nhà cũng là một giải pháp xử lý trong trường hợp này. Ngoài ra, quý khách hàng có thể dùng tấm tôn có kích thước lớn (1000cm/2000cm) và cắt thành tấm có kích thước nhỏ hơn (500cm) để sử dụng. Bằng cách sử dụng đinh đóng hoặc đinh vít, mái tôn đã được gia cố một cách vững chắc, tránh tình trạng bị bay đi do gió.
Xem thêm: Diềm Mái Tôn Là Gì? Những Ứng Dụng Và Đặc Điểm Nổi Bật
3. Cách xử lý chống dột nhà xưởng tiền chế cho các ngành xuất khẩu
Đối với nhà xưởng tiền chế cho các ngành xuất khẩu, những biện pháp xử lý đã đề cập ở trên cũng rất phù hợp để áp dụng trong việc ngăn chặn dột. Thế nhưng với đặc thù của các công trình liên quan đến ngành xuất khẩu là cần phải tuân theo những quy chuẩn khắt khe, chủ đầu tư nên tham khảo thêm một số biện pháp chống dột hiệu quả khác.
Tối ưu quy trình tự động hóa và chuẩn hóa quy trình sản xuất trong nhà xưởng tiền chế là biện pháp then chốt để ngăn ngừa tình trạng dột. Bên cạnh đó, sử dụng vật liệu chất lượng cao và áp dụng công nghệ tiên tiến trong quá trình thi công cũng góp phần giảm thiểu nguy cơ dột nhà xưởng. Hơn nữa, trong khi lắp đặt mái tôn, thợ thi công cần đảm bảo quá trình được diễn ra cẩn thận và kết hợp sử dụng sơn phủ bề mặt để chống dột. Đồng thời, việc kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ cũng đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc duy trì và nâng cao chất lượng của mái tôn.
Để đảm bảo chất lượng mái tôn nhà xưởng, hạn chế tối đa tình trạng dột, quý khách hàng nên cân nhắc lựa chọn đơn vị thi công uy tín cũng như sử dụng các loại tôn chất lượng cao ngay từ khi thi công. Tôn mái LokSeam chính là lựa chọn tối ưu cho các công trình nhà xưởng tiền chế. Sản phẩm có khả năng chống dột vô cùng ưu việt, đồng thời giúp công trình tránh được những thiệt hại do sự giãn nở vì nhiệt gây nên. Với kinh nghiệm thiết kế nhà xưởng công nghiệp cho nhiều lĩnh vực khác nhau, Pebsteel hoàn toàn có thể đáp ứng được những quy chuẩn khắt khe nhất trong quá trình thi công nhà xưởng tiền chế.
4. Kết luận
Trên đây là các thông tin về các cách xử lý chống dột cũng như những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng trên. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.