fbpx

Trang chủ / Tin tức / Tin chuyên ngành / Hệ Giằng Trong Kết Cấu Thép Là Gì?

Hệ Giằng Trong Kết Cấu Thép Là Gì?

Tin chuyên ngành - 02/11/2023

Khi xây dựng các công trình kết cấu thép, để đảm bảo tính kiên cố, vững chắc và ổn định cho công trình thì hệ giằng là một trong những thành phần không thể thiếu trong quá trình thi công. Hãy cùng Pebsteel khám phá các thông tin về khái niệm, phân loại cũng như các nguyên tắc thiết kế của hệ giằng trong kết cấu thép thông qua bài viết dưới đây.

Xem thêm: Lắp Dựng Kết Cấu Thép, Nhà Thép Tiền Chế

1. Hệ giằng là gì?

Hệ giằng trong kết cấu thép không chỉ là một phần nhỏ của tòa nhà kết cấu thép mà còn là một yếu tố không thể thiếu. Đặc biệt, trong cổng kết cấu thép, vai trò của hệ giằng càng trở nên quan trọng hơn.

Hệ giằng đảm bảo sự ổn định của kết cấu tổng thể và các bộ phận riêng lẻ, truyền lực ngang đến móng và các công trình lắp đặt phụ trợ, v.v. Đối với các kết cấu phức tạp, hệ giằng còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh độ cứng của kết cấu, đồng thời làm cho ứng suất phân bố đều và hợp lý, từ đó cải thiện tính toàn vẹn của nó.

Xem thêm: Kết Cấu Chịu Lực Và Những Thông Tin Cần Biết

Hệ thống giằng trong kết cấu thép không chỉ là một phần nhỏ của tòa anhà kết cấu thép mà còn là một yếu tố không thể thiếu
Hệ thống giằng trong kết cấu thép không chỉ là một phần nhỏ của tòa nhà kết cấu thép mà còn là một yếu tố không thể thiếu

2. Các loại hệ giằng trong kết cấu thép

2.1. Hệ giằng mái

Hệ giằng mái trong các nhà xưởng công nghiệp thường được tạo nên từ khung thép nhẹ. Chúng thường được đặt ở hai đầu hồi theo hướng ngang, ở các đầu của các khối nhiệt độ và cũng có thể được đặt trong một số gian giữa nhà xưởng. Vị trí lắp đặt tùy thuộc vào độ dài của xưởng để đảm bảo rằng khoảng cách giữa các giằng không vượt quá 5 bước cột.

Trong hệ giằng mái, bản bụng của 2 xà ngang kế nhau được kết nối bởi các thanh giằng chéo hình chữ thập. Các thanh giằng chéo có thể sử dụng thép góc, thép tròn hoặc cáp thép mạ kẽm có đường kính nhỏ hơn 12 mm. Hơn nữa, khi lắp đặt hệ giằng mái, người ta cần phải đặt thêm các thanh chống dọc bằng thép hình ở các điểm như đỉnh mái, đầu của xà cột và chân mái…

Trong trường hợp của các công trình nhà xưởng trang bị cẩu trục, việc gắn thêm các thanh giằng chéo hình chữ thập dọc theo đầu cột là vô cùng cần thiết. Điều này nhằm gia tăng độ cứng cho khung ngang theo hướng dọc và chuyển tải các tải trọng ngang, bao gồm cả lực từ gió và tải trọng từ hoạt động cẩu trục ra các khung gần đó.

Hệ giằng mái của nhà xưởng sử dụng khung thép tiền chế thường bao gồm ba phần chính: hệ giằng cánh trên, hệ giằng cánh dưới và hệ giằng đứng. Những hệ giằng này cần được thiết kế tuân thủ các tiêu chuẩn về khoảng cách cụ thể.

Xem thêm: Liên Kết Bu Lông Trong Kết Cấu Thép

2.2. Hệ giằng cột

Hệ giằng cột trong kết cấu thép có nhiệm vụ tạo ra khối cứng, giúp toàn bộ công trình đứng vững và chịu lực dọc. Khung thép của nhà xưởng thường được tính toán chủ yếu theo hướng ngang, do đó, độ cứng theo hướng dọc thường không cao. Để đạt được sự cân đối trong độ cứng của khung thép nhà xưởng, hệ giằng cột đóng vai trò vô cùng quan trọng.

Hệ giằng cột cùng với dầm cầu trục và hai cột kết hợp nhằm tăng độ cứng theo hướng dọc của ngôi nhà. Khi có các lực tác động dọc như động đất, gió, hay lực hãm từ cầu trục, những lực này sẽ truyền từ cột qua dầm cầu trục, tiếp tục đến hệ giằng cột và sau đó truyền xuống móng. Do đó, kết cấu thép sẽ không bị ảnh hưởng lớn từ những lực này.

Hệ giằng cột của khung thép nhà xưởng gồm các thanh chéo được đặt tại phạm vi cột trên và cột dưới, đặc biệt là ở các vị trí có hệ giằng mái. Tùy thuộc vào việc có cần sử dụng cầu trục hay không, việc lựa chọn kích thước phù hợp cho thanh giằng chéo sẽ được cân nhắc và bố trí tại các vị trí thích hợp.

Xem thêm: Kết Cấu Thép Sàn 1 Lớp Và Cách Bố Trí Chuẩn Nhất

3. Nguyên tắc thiết kế hệ giằng trong kết cấu thép

Khi thiết kế hệ giằng trong kết cấu thép, đơn vị thi công cần phải lưu ý một số nguyên tắc sau:

  • Truyền tải trọng dọc một cách hợp lý và rút ngắn đường truyền lực càng nhiều càng tốt.
  • Đảm bảo tính ổn định của hệ thống kết cấu ngoài mặt phẳng và cung cấp các điểm hỗ trợ ngang nhằm cố định tổng thể của kết cấu và các thành phần.
  • Dễ dàng trong việc lắp đặt kết cấu.
  • Đáp ứng các yêu cầu về độ bền, độ cứng cần thiết và có kết nối chắc chắn.

Hệ giằng là thành phần không thể thiếu trong các công trình thép, đặc biệt là nhà thép tiền chế. Để đảm bảo chất lượng và tuổi thọ cho công trình, bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc thiết kế thì việc lựa chọn một đơn vị xây dựng uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành là vô cùng quan trọng. Pebsteel, một doanh nghiệp toàn cầu chuyên cung cấp các giải pháp về nhà thép tiền chế và kết cấu thép chất lượng cao, là sự lựa chọn hàng đầu với đội ngũ kỹ sư lành nghề cùng phương châm luôn sử dụng những nguyên vật liệu cao cấp nhất khi thi công. Pebsteel cam kết sẽ mang đến những dịch vụ toàn diện, chuyên nghiệp và hỗ trợ tận tình cho quý doanh nghiệp.

Bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc thiết kế thì việc lựa chọn một đơn vị xây dựng uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành là vô cùng quan trọng
Bên cạnh việc tuân theo các nguyên tắc thiết kế thì việc lựa chọn một đơn vị xây dựng uy tín, có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành là vô cùng quan trọng

4. Kết luận

Trên đây là thông tin về hệ giằng trong kết cấu thép và một số nguyên tắc quan trọng khi thiết kế. Nếu khách hàng đang có nhu cầu tìm kiếm các giải pháp toàn diện cho Nhà thép tiền chế và Kết cấu thép, hãy liên hệ Pebsteel thông qua email [email protected] hoặc số điện thoại +84 908 883531 để được tư vấn ngay hôm nay.

LIÊN HỆ ĐÓNG
logo-switcher

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và
dự án của Pebsteel.

Đến website
logo

Pebsteel toàn cầu

Xem tất cả thông tin doanh nghiệp, giải pháp và dự án của Pebsteel.

Pebsteel toàn cầu